THI ĐÀN HOA TIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THI ĐÀN HOA TIÊN

Diễn đàn thơ văn
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
»  Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeThu Apr 25, 2024 12:09 pm by Nguyễn Thành Sáng

» thơ anh khờ
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeThu Apr 11, 2024 4:19 am by anh khờ

» Khúc Nhạc Tình Yêu & Câu Chuyện Tình
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeThu Jan 25, 2024 4:33 pm by Nguyễn Thành Sáng

» Thơ Hay Ngắn
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSun Jan 14, 2024 1:27 pm by Nguyễn Thành Sáng

» Thôi Rồi Nỗi Nhớ Còn Đây…
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSat Dec 23, 2023 4:59 pm by Nguyễn Thành Sáng

» Khúc Nhạc Tình Buồn – 2
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSat Dec 16, 2023 4:37 pm by Nguyễn Thành Sáng

» Khúc Nhạc Tình Buồn - 1
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeFri Dec 08, 2023 4:28 pm by Nguyễn Thành Sáng

»  Thẫn Thờ Triền Miên
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSat Dec 02, 2023 3:48 pm by Nguyễn Thành Sáng

»  Tâm Sự Với Trăng
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeWed Nov 22, 2023 4:11 pm by Nguyễn Thành Sáng

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
NĂM 2014
free forum



/div>

 

 Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn

Go down 
Tác giảThông điệp
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeFri Apr 15, 2011 8:03 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Ghen của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Vung tay bỏng lửa ghen hờn
Dở dang giờ nhặt cô đơn bốn mùa...

Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đun sôi cái “ghen” lên sùng sục của sự đỗ vỡ ngang tàng lắm xót thương. Rồi thì cũng không tài nào lý giải nỗi cái ghen kia có còn chính đáng hơn cái nỗi buồn xót xa đang cào xé con tim người trong cuộc.

Giận em đập nát câu thề
Nắng hồng rơi vỡ dầm dề mưa tuôn
Bão dông giăng kín mây nguồn
Gió tan tác nhớ, sóng cuồn cuộn đau…

Cái ngỗ ngáo trong cách dùng từ của nhà thơ: “đập nát” nghe mà ớn lạnh. Nhưng không nó vỗ về cho cái nguồn cơn ghen tuông của chàng trai kia với cô gái mình yêu. Rồi nạt mỡ giữa tức tửi ghen tuông và nỗi uất ức, tủi buồn sâu lắng, lúc trào sôi, lúc tĩnh lặng lạnh lùng. Một cái ghen của một người bị phụ bạc rất ngu ngơ.

Bây giờ người ấy trầu cau
Dửng dưng qua bến sông sâu, xuống đò

Rồi thì cái nhìn bất lực, cam chịu phủ trùm lên cuộc tình vỡ tan kia một gam màu chia ly tàn úa, đơn sơ đến dửng dưng. Cái ghen đã chết đi không bằng, không cớ, không một lời thố lộ.

Lơ ngơ tôi đứng trên bờ
Lời thương hoá đá… Hết chờ, hết mong!

Và rồi sự phũ phàng của tình cảm, hay sự vùi chôn sâu thẳm đã kéo bức màn sân khấu trò tình nông nỗi bằng ánh mắt ngu ngơ chưa hiểu nỗi gì của người trong cuộc. Ghen đã hình thành từ cái đập nát tàn nhẫn, vô tình kia giờ tắt lịm lạnh tanh trong nỗi chơ vơ vô tội vạ.

Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vẽ lên một cái “ghen” rất đẹp, rất thực của một mối tình đầu dở dang. Một người đi, một kẻ ở lại, một cuộc tình kết trong chơ vơ sỏi đá, không thương, không nhớ, không ghen tuông hờn dỗi.

Ôi! Sao mà tha thiết cái triết lý bao dung trong tình yêu. Đến độ chín nào đó “ghen” chỉ là một thứ gì rất ngốc.

Một cách ghen đáng để học, đáng để trải nghiệm, vì ai dám nói rằng mình không có nỗi một lần "ghen".


Hàn Tuyết Băng

-----------------------------------------------------------------

Ghen

Giận em đập nát câu thề
Nắng hồng rơi vỡ dầm dề mưa tuôn
Bão dông giăng kín mây buồn
Gió tan tác nhớ, sóng cuồn cuộn đau...

Bây giờ người ấy trầu cau
Dửng dưng qua bến sông sâu, xuống đò
Lơ ngơ tôi đứng trên bờ
Lời thương hóa đá... Hết chờ, hết mong!

Lội đò tiễn sáo sang sông
Câu thơ xưa thả bềnh bồng hoàng hôn
Vung tay bỏng lửa ghen hờn
Dở dang giờ nhặt cô đơn bốn mùa...

(Tuyển tập thơ Thơ Nhà Giáo Tp.HCM - NXB Trẻ 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 108407-60956-fg
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Ghen của Thanh Trắc Nguyễn Văn (2)   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSun Apr 17, 2011 9:19 am

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Ghen của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Một mối tình tan vỡ có rất nhiều nguyên do và chẳng nguyên do nào giống nguyên do nào. Ấy thế mới là tình yêu! Tình yêu đâu có sẵn một lối mòn, có chung một công thức? Ở bài thơ này, mối tình kia tan vỡ là do người con trai đã ghen– cái ghen bỏng lửa. Những câu thơ trĩu nặng nỗi niềm tiếc nuối, đớn đau và sám hối bởi một mối tình đã mất… Thể thơ lục bát quen thuộc, đề tài cũng không mới và thi liệu mang đậm chất truyền thống, song bài thơ đã gây ấn tượng và cuốn hút người đọc chính bởi tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Ghen là một trạng thái sẵn có, thường trực và tiềm ẩn trong tình yêu. Chúng ta, những kẻ đã yêu và đang yêu, chắc cũng hơn một lần có cảm giác ấy. Và khi cơn ghen “bốc hoả”, thì người trong cuộc không còn sáng suốt nữa: “Giận em đập nát câu thề”. Hai chữ “đập nát” cho thấy tính chất quyết liệt, sôi sục trong hành động. Thế rồi bao nhiêu thề bồi, hẹn ước bấy lâu đã tan tành. Vây quanh nhân vật trữ tình chỉ còn lại sóng gió, mây mưa và dông bão. Nỗi đau ở đây lớn quá! Tác giả phải mượn đến những trạng thái của thiên nhiên để diễn tả: Nắng vỡ, mây buồn, mưa thì dầm dề, bão dông lại giăng kín… Dường như vẫn chưa đủ, nỗi đau lại trào lên, quặn thắt, tan tác, cuồn cuộn trong sóng, trong gió.

Người đọc không biết nhân vật trữ tình đã ghen vì cớ gì, chỉ biết rằng, giờ đây, trong tâm hồn anh cứ ngồn ngộn đớn đau và cô đơn. Cơn ghen quyết liệt và mù quáng của kẻ si tình đã dẫn đến một hiện thực phũ phàng, đôi lứa phân li, chia lìa, xa cách: “Bây giờ người ấy trầu cau/ Dửng dưng qua bến sông sâu xuống đò”. Người thương năm nào nay đã “xuống đò”, “sang sông”. Mà lại sang sông một cách “dửng dưng”, lạnh lùng. Còn lại phía bên này là nỗi lẻ loi, hẫng hụt như dâng ngập cả bến sông:

Lơ ngơ tôi đứng trên bờ
Lời thương hoá đá… Hết chờ, hết mong!

Thì ra, người trong cuộc tuy ghen nhưng vẫn còn yêu, vẫn chờ vẫn mong, vẫn còn nặng tình lắm! Mà càng nặng tình lại càng quặn đau, ngậm ngùi. Người thương đi lấy chồng đâu phải người ta phụ bạc, chỉ tại mình nông nổi “ vung tay quá trán”. Chỉ một cơn ghen bỏng lửa trong khoảnh khắc ngắn ngủi, si mê và mù quáng mà nỗi đau cứ dằng dặc cả đời người. Hai chữ “vung tay” chất chứa cả một nỗi sám hối ghê gớm của người trong cuộc.

Bài thơ có tên là “Ghen”, song điều tác giả muốn nói không chỉ có vậy. Ghen chỉ là biểu hiện bên ngoài của sự ích kỉ, hẹp hòi và mù quáng. Dẫu biết rằng đã yêu thì phải ghen, song để có được một tình yêu trọn vẹn thì phải biết độ lượng, vị tha… Đừng để phải ân hận muộn màng!


Trần Thị Tuyết Hạnh

-----------------------------------------------------------------

Ghen

Giận em đập nát câu thề
Nắng hồng rơi vỡ dầm dề mưa tuôn
Bão dông giăng kín mây buồn
Gió tan tác nhớ, sóng cuồn cuộn đau...

Bây giờ người ấy trầu cau
Dửng dưng qua bến sông sâu, xuống đò
Lơ ngơ tôi đứng trên bờ
Lời thương hóa đá... Hết chờ, hết mong!

Lội đò tiễn sáo sang sông
Câu thơ xưa thả bềnh bồng hoàng hôn
Vung tay bỏng lửa ghen hờn
Dở dang giờ nhặt cô đơn bốn mùa...

(Tuyển tập thơ Thơ Nhà Giáo Tp.HCM - NXB Trẻ 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Happy-new-year-chuck
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Nửa đời của Thanh Trắc Nguyễn Văn (1)   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 11:58 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Bài thơ Nửa đời và bốn bi kịch lớn của con người

1. Bi kịch thứ nhất: Bi kịch trong tình yêu

Nửa đời
Nhỏ lệ làm sông
Thuyền yêu chèo mãi
Vẫn không thấy bờ.

Với giọng thơ lục bát nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vận dụng lối ngắt nhịp biến 2 câu thơ lục bát 6- 8 thành 2- 4 - 4 - 4 để tạo nên một âm điệu vừa trữ tình vừa khoắc khoải bi thương. Yêu như trong bài thơ thì làm sao giữ gìn hạnh phúc được? Yêu là phải có nghị lực vươn lên. Tôi nhớ một bài thơ khác cũng của Thanh Trắc Nguyễn Văn, đã có một ý thức và một cách xử lý trong tình yêu hoàn toàn khác hẳn:

Cầm lên một trái khổ qua
Khổ mà kêu khổ đúng là khổ thôi
Yêu nhau leo núi vượt đồi
Chia bùi xẻ đắng khổ rồi cũng qua!
(Trái khổ qua – Thanh Trắc Nguyễn Văn)

Bi kịch trong tình yêu chính là sự ủy mị, sướt mướt. Nước mắt chỉ làm người ta thương hại chứ không giữ được tình yêu. Khoảng những năm 1980 Liên Xô có bộ phim nổi tiếng Mat-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt. Nay qua bốn câu thơ đầu của bài thơ Nửa đời nên có thêm một thành ngữ mới: ”Tình yêu không giữ được từ những giọt nước mắt”. Hình ảnh và hình tượng bài thơ rất đắt: ”Nhỏ lệ làm sông”, ”Thuyền yêu chèo mãi/ Vẫn không thấy bờ” gợi đến những hình ảnh đã có từ rất lâu trong tình yêu: ”biển tình”, ”biển ái” nhưng nghiệt ngã hơn rất nhiều. Cái giá phải trả của một người không có ”bản lĩnh” trong tình yêu cũng thật đáng thương ”thuyền yêu chèo mãi vẫn không thấy bờ”. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã khéo léo dùng tu từ và nghệ thuật đúc kết cho người đọc một kinh nghiệm trong tình trường mà chắc có lẽ anh đã từng ít nhiều trải nghiệm qua.

2. Bi kịch thứ hai: Bi kịch của những người muốn làm ”nhà thơ”

Nửa đời
Xếp chữ làm thơ
Chữ “tình” đi mất
Bỏ “khờ” chèo queo.

Chưa bao giờ nước ta lại có rất nhiều người làm thơ như hiện nay. Người làm thơ thì nhiều nhưng những nhà thơ đúng nghĩa thì lại rất ít. Thơ phải viết ra từ cảm xúc, từ nghệ thuật tinh tế. ”Sáng tác” thơ mà xếp chữ cho ra một bài thơ có vần, có điệu như quay một khối rubik thì còn gì là thơ! Đó là ”thợ thơ” thì đúng hơn! Tôi còn nhớ có lần nghe một ”nhà thơ ” tự phong ở một câu lạc bộ thơ nọ, tuổi cũng đã lục tuần, lên hội trường đọc những câu thơ ngô nghê như sau:

Sáng nay mùng tám tháng ba
Chào mừng đại hội các bà các cô...

Nghe thật tức cười nhưng cũng thật giật mình vì nghe đâu ”nhà thơ” này đã xuất bản được hơn tám tập thơ và hiện đang chuẩn bị xuất bản tập thơ thứ chín! Thế mới hay làm thơ thì dễ nhưng làm thơ để đi được vào lòng người thì khó vô cùng. Cái giá phải trả của những người làm thơ loại này là đến một lúc nào đó họ mới hiểu ra mình đã quá dại dột. Họ làm thơ ”tình” nhưng chỉ để người ta xem xong và cười, có người còn xấu miệng hơn bảo họ là những kẻ háo danh. Đó chính là chữ ”khờ” của những ”nhà thơ” không có thực tài. Tuy nhiên đây là bi kịch rất dễ thương. Họ ”khờ” vì sự đam mê nghệ thuật quá đáng của mình. Có thể sự đam mê đó gây phiền nhiễu cho nhiếu người khác nhưng không hề gây ra nguy hại nghiêm trọng cho xã hội. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng tu từ nhân cách hóa cho chữ ”tình” và chữ ”khờ” để biểu hiện một cách thật sinh động và cũng thật hài hước:

Chữ “tình” đi mất
Bỏ “khờ” chèo queo

Nhìn chung Thanh Trắc Nguyễn Văn đã khá thành công khi anh tạo nên một tiếng cười vui nhưng đầy cảm thông cho loại bi kịch đáng yêu này.

3. Bi kịch thứ ba: Bi kịch trong kinh doanh

Nửa đời
Bán mảnh trăng treo
Tháng năm rơi trắng
Cái nghèo còn mang.

Đã là nhà thơ hầu hết ai cũng có chút bệnh ngông! Ở Trung Quốc có nhà thơ Lý Bạch nhảy xuống dòng sông ôm trăng mà chết. Ở Việt Nam ta thì có nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đòi bán trăng trên trời! Nhiều người khác cũng thế, họ kinh doanh rất nhiều thứ và nhiều người trong số đó đã phải cam chịu thất bại, chẳng hạn như những người ”kinh doanh thơ”. Trong một bài thơ trào lộng nhà thơ Tản Đà cũng đã từng kể chuyện ông gánh ”đống thơ ế” lên bán chợ trời!

Ở đây Thanh Trắc Nguyễn Văn dùng tu từ ẩn dụ ”mảnh trăng treo” để nói lên những cái gì rất đẹp và rất nghệ thuật. Nhưng cái đẹp, cái nghệ thuật ấy chưa chắc đã kiếm ra tiền! Kết quả là gì? Là hơn ”nửa đời” người kinh doanh, đầu tư nhưng trắng tay vẫn hoàn trắng tay! Họ hoàn toàn hiểu những điều gì họ đã và đang làm nhưng chưa chắc họ đã nhận được sự đồng cảm của những người thân. Có những người luôn bị vợ hoặc con cái chì chiết là ”vô dụng” hoặc nặng nề hơn ”là đồ ăn hại”!

Câu thơ thật phũ phàng:

Tháng năm rơi trắng

Không sinh được lợi lại còn bị mất thời gian:”tháng năm rơi”. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ lại càng thêm chua xót. Thật đúng là ”Cơm áo không áo không đùa với khách thơ” (Thơ Xuân Diệu).

4. Bi kịch thứ tư: Bi kịch cho những người đi tìm hạnh phúc

Nửa đời
Nhặt giấc mơ hoang
Một đêm vấp nhớ
Bàng hoàng tìm em.

Nhân vật trong bài thơ hình như yêu rất nhiều. Anh ta luôn mơ đến những mối tình cao và xa đối với những nàng hoa hậu chân dài. Những chuyện tình đó thật phù phiếm và không thực. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng hình ảnh rất sinh động để diễn tả :

Nhặt giấc mơ hoang

Vâng đúng vậy, loại tình yêu đơn phương chỉ một chiều, không cân xứng kiểu như Trương Chi yêu Mỵ Nương thì quả thật đúng là một loại bi hài kịch xã hội. Đó là những ”giấc mơ hoang tưởng” không thực tế.

Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng một từ rất ”đắc” đó là ”vấp”! "Vấp” chỉ xảy ra khi người ta không chú ý và giúp con người thật sự được ”bừng tỉnh”! Đã vậy, ở đây còn lại là ”vấp” vào nỗi ”nhớ”. Thật rất mới và rất lạ! Nhờ ”vấp” mà nhân vật trữ tình trong bài thơ chợt ”nhớ” đến một người con gái vẫn còn yêu thương mình thật lòng. Nhân vật vội vã ”bàng hoàng” đi ”tìm em”. Nhưng dù sao cũng đã hơn ”nửa đời” người rồi, không biết ”người ấy” đã mất hay vẫn còn trên dương thế? Nếu vẫn còn liệu người ấy có còn chờ đợi hay đã sang thuyền khác mất rồi? Than ôi!


Hùng Thanh

------------------------------------------------------------------

Nửa đời

Nửa đời
Nhỏ lệ làm sông
Thuyền yêu chèo mãi
Vẫn không thấy bờ.

Nửa đời
Xếp chữ làm thơ
Chữ “tình” đi mất
Bỏ “khờ” chèo queo.

Nửa đời
Bán mảnh trăng treo
Tháng năm rơi trắng
Cái nghèo còn mang.

Nửa đời
Nhặt giấc mơ hoang
Một đêm vấp nhớ
Bàng hoàng tìm em.

(Báo Văn Nghệ Trẻ 14.12.2008)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Bt-xuanhanoi
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Nửa Đời của Thanh Trắc Nguyễn Văn (2)   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeMon May 02, 2011 9:14 am

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01

Đọc bài thơ Nửa Đời của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Tôi biết Thanh Trắc Nguyễn Văn hơn 10 năm nay! Rồi gặp anh với 2 nhà thơ Trần Ngọc Hưởng và Thái Thanh Nguyên năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh. Lần gặp ấy, ba thi sĩ (hai nam, một nữ) đã để lại trong tôi ấn tượng không thể quên được, nhất là tác giả bài thơ NỬA ĐỜI này!

Tôi không loanh quanh kể lại chuyện gặp gỡ xúc động ấy nhưng tôi muốn nhớ lại để chiêm nghiệm với bài thơ mà nhân vật tâm trữ tình chính là tác giả- nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn- một người đã cầm bút hơn 10 năm kể từ “Hoa sứ trắng” (tập thơ đầu tay xuất bản năm 1997)… Thanh Trắc Nguyễn Văn sinh năm 1962 là một nhà giáo yêu văn học (tôi khẳng định như thế vì biết anh đã góp mặt rất nhiều thi tuyển và từ 1997 đến nay đã cho ra mắt độc giả 4 tập thơ riêng) vừa tham gia dạy học và sáng tác thơ, văn đặc biệt thơ anh được chọn vào “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” (NXB Văn học, 2000).

“Nửa đời” là bài thơ viết cho mình, mang tâm trạng như nhiều thi sĩ khác, viết để giải bày tâm trạng của người làm thơ. Bài thơ viết khi nhà thơ ngoài bốn mươi tuổi- cái tuổi đến độ chín của người thơ, đủ để trải nghiệm, đủ để biểu đạt triết lý ẩn chứa trong ngôn ngữ thi ca... Bằng thể lục bát vắt dòng nhấn ý thể hiện rõ nét tứ- ý, nhấn mạnh nội dung biểu đạt cô và sắc với cách lựa chọn ngôn từ cẩn trọng của một người cầm bút khá lâu:

Nửa đời
Nhỏ lệ làm sông
Thuyền yêu chèo mãi
Vẫn không thấy bờ.

Khổ thơ thứ nhất mở đầu bằng cách giới thiệu “Nửa đời nhỏ lệ làm sông/ Thuyền yêu chèo mãi vẫn không thấy bờ…”. Tôi cứ nghĩ mãi hình ảnh “nhỏ lệ làm sông?! Thi sĩ trời phú cho trái tim đa sầu đa cảm, buồn vui chợt đến, chợt đi để rồi từ trái tim ấy những câu thơ cất lên như xé ruột gan. Biện pháp tu từ nói quá của anh “nhỏ lệ làm sông” chấp nhận, nhưng xét trong mạch cảm, mạch nghĩ với câu thơ sau thì đó chính là gom góp yêu thương của con thuyền tình yêu hành trình trên con đường kiếp người. Viết được câu thơ này chắc hẳn người thơ có sự trải nghiệm trong tình yêu, đổ vỡ trong hôn nhân, xót xa cay đắng trước con đường đi tìm bến hạnh phúc cho tâm hồn mình! Tôi cảm như thế bởi câu thơ thứ hai trong khổ thứ nhất “vẫn không thấy bờ” của anh ngầm truyền vào tôi nỗi xa xót khi kết hợp với “nhỏ lệ làm sông”…

Khổ thứ hai cũng chỉ hai câu lục tách thành 4 dòng:

Nửa đời
xếp chữ làm thơ
Chữ “tình” đi mất
bỏ “khờ” chèo queo…

kéo tôi về với thực tại đắng đót của những người làm thơ. Thật ra có người làm thơ may mắn bởi tri âm tri kỷ, người bạn đời của mình cũng có trái tim đồng cảm sẻ chia thông cảm với họ; nhưng có người khó có sự đồng thuận khi làm thơ với gia đình. Có phải chăng đó là luật bù trừ mà “giời đày” cho các thi sĩ? Hay do sự “tỉnh táo” khác người của người làm thơ mà người thân yêu xa cách? Có phải trong thời buổi mà “cơm áo gạo tiền” đầy vất vả lo toan, khiến cho người vợ khó chấp nhận khi thấy chồng suốt ngày đam mê với văn chương? “Cơm áo không đùa với khách thơ”? Tôi đã nghe, thấy và chứng kiến nhiều thi sĩ mải đeo đuổi đam mê và cuối cùng phải chia tay với “người bạn trăm năm” trong nỗi niềm đau đớn khắc khoải đến cô độc cháy lòng! Chữ “tình” ở đây, trong khổ thơ này phải chăng là điều ấy? Người đi rồi để lại nỗi cô đơn! Cô đơn ngập tràn đến “khờ” để rồi “chèo queo “ với đời, “chèo queo” với thơ, “chèo queo” khắc khoải giữa đời…..

Đến khổ thứ ba, chất thi sĩ tài hoa thoắt hiện trong cái “chiêm nghiệm” thực tế phũ phàng:

Nửa đời
Bán mảnh trăng treo
Tháng năm rơi trắng
Cái nghèo còn mang…

Hàn Mặc Tử đã từng rao “Ai mua trăng tôi bán trăng cho…” Trăng là hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng! Không riêng ai, không sở hữu của ai phải mua bán! Có “bán” chăng là cách nói của thi sĩ, khát vọng và tình yêu; xót xa và hạnh phúc… tháng năm thi sĩ miệt mài lao động nghệ thuật chưng cất nên những câu thơ góp cho đời những “bông hoa” ngát hương trong “vườn văn học”. Người làm nghệ thuật chân chính, thường họ không nghĩ đến làm kinh tế, có khi cả đời chỉ viết được một tác phẩm hay. Nhưng không đam mê, không lao vào, tận tâm tận lực với văn chương liệu có thành công, có tác phẩm hay không? Trải qua nửa đời rồi ngẫm lại, người thơ thấy “cái nghèo còn mang”. Không phải đó là sự hối tiếc, ân hận; không phải là xót xa cái nghèo bám víu người thơ- còn có sự liên tưởng thú vị hơn nhiều với hình ảnh tưởng tượng khá độc đáo “tháng năm rơi trắng..” Tính từ “trắng” (theo cách ngắt nhịp của câu thơ) gợi lên ý thức sống- ý thức thời gian, khát khao dâng hiến nhưng chưa có được cái mà mình khao khát ước mơ rất chân thành không cao xa diệu vợi. Và chiêm nghiệm hành trình trên con đường thi ca đến đích trải qua bao thăng trầm gian khó, có khi trắng cả thời gian tâm huyết hoài bão của mình mà kết quả không thành!

Khổ cuối của bài thơ cũng lặp lại điệp khúc “nửa đời” khởi đầu câu lục, nhưng ý thơ làm tôi “ngộ” ra một điều mới phát hiện từ chiêm nghiệm của “anh” của “mình”!

Nửa đời
Nhặt giấc mơ hoang
Một đêm vấp nhớ
Bàng hoàng tìm em.

“Sống trên đời cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn). Tấm lòng với tình yêu, với cuộc sống, với đam mê, với gia đình… Nhưng để làm được mơ ước hoài bão mình khao khát chỉ có một con đường “đi tới” trên con đường đầy chông gai trắc trở khó khăn, với quyết tâm và nghị lực phi thường! Trên con đường “nhặt giấc mơ hoang” đến “nửa đời” bỗng “một đêm” nhận ra tình yêu anh dành cho em, dành cho cái nửa của mình thật lớn lao ắp đầy nỗi nhớ, để rồi “bàng hoàng” đi tim “cái nửa” mình đã đánh mất lâu nay!

“Em”- chủ thể thứ hai- hiện lên cuối bài thơ đi kèm với một tính từ “bàng hoàng” và một động từ “tìm” cho thấy một tâm trạng vừa bàng hoàng vừa khắc khoải xa xót của một tâm hồn thi sĩ sau những “giấc mơ hoang”….

“Nửa đời” của Thanh Trắc Nguyễn Văn là một bài thơ hay! Thật khó có thể cảm nhận hết bằng ngôn ngữ. Những cảm nhận của tôi theo cách cảm của người làm thơ, yêu thơ, say thơ và có sự đồng cảm sẻ chia với người thơ! Hy vọng “nửa đời” còn lại của tác giả bài thơ này sẽ gặt hái hạnh phúc trên con đường “tìm em”- Em trong tình yêu và em tác phẩm nghệ thuật mà mọi người yêu thích!

Bình Định, 20.01.2010


Lê Bá Duy

------------------------------------------------------------------

Nửa đời

Nửa đời
Nhỏ lệ làm sông
Thuyền yêu chèo mãi
Vẫn không thấy bờ.

Nửa đời
Xếp chữ làm thơ
Chữ “tình” đi mất
Bỏ “khờ” chèo queo.

Nửa đời
Bán mảnh trăng treo
Tháng năm rơi trắng
Cái nghèo còn mang.

Nửa đời
Nhặt giấc mơ hoang
Một đêm vấp nhớ
Bàng hoàng tìm em.

(Báo Văn Nghệ Trẻ 14.12.2008)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 8268_1211429006-1
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Tạm biệt Phong Nha của Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSun May 08, 2011 9:09 am

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Đọc Tạm biệt Phong Nha của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Động Phong Nha là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tôi cũng đã đến Phong Nha được hai lần nhưng đều là ban ngày. Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn tỏ ra rất sắc sảo khi chọn cảnh đêm có trăng để đặc tả cảnh đẹp của động Phong Nha. Đối với tôi đó là điều khá bất ngờ và khá độc đáo!

“Quảng Bình có động Phong Nha
Nửa đêm trăng xuống là đà trên sông”

Câu thơ rất tự nhiên và cảnh cũng rất đẹp. Trăng xuống ở đây không phải là trăng trên bầu trời rơi xuống mà là chính ánh trăng rọi rơi xuống mặt nước sông và nổi là đà theo sóng. Theo ý bài thơ thì có lẽ tác giả đang ngồi trên thuyền và sắp ra đi “tạm biệt Phong Nha”. Một cảnh chia ly thật nhiều cảm xúc. Cảm xúc như được nhân lên gấp bội theo các câu thơ:

“Người đi nổi nhớ chìm mong
Câu thơ gởi lại mãi bồng bềnh trôi”

Thuyền đưa người đi bập bềnh theo sóng. Khi sóng đưa thuyền “nổi” lên thì “nhớ”, còn khi sóng đưa thuyền “chìm” xuống thì lại “mong”! Câu thơ tác giả gởi lại cũng da diết không kém: “bồng bềnh trôi”, nghĩa là cũng có “mong” có “nhớ” trong đó! Bút pháp thơ tình của Thanh Trắc Nguyễn Văn thật lãng mạng và cũng thật là đa tình!

“Động Tiên tiên ở trên trời
Tôi theo níu vội rối bời sợi tơ
Kìa em Mái Tóc mộng mơ
Chàng Khổng Lồ ngó cứ vờ không quen…”

Đây có lẽ là đoạn thơ tác giả hồi tưởng khi vào thăm động Phong Nha. Những địa danh trong động Phong Nha như Động Tiên, Mái Tóc, Chàng Khổng Lồ,… đều được tác giả nhân cách hóa rất khéo và cài vào bài thơ một cách thật sinh động. “Em” chính là cảnh, cảnh cũng chính là người thiếu nữ đất Quảng Bình? Thơ tả cảnh nhưng thật ra tả tình, thơ tả tình thật ra để tả cảnh. Ảo và thật cứ hòa quyện vào nhau đúng như một người đi lạc vào “Động Tiên” vậy!

“Chén nồng cạn với đêm đen
Gió thu rạo rực cũng len lén về
Phong Nha sóng vỗ tứ bề
Nhanh tay hứng được câu thề tặng em.”

Đây là đoạn thơ mà có rất nhiều bạn thích. Theo các bạn ấy thì câu thơ nghe thật sinh động và thật trữ tình, nhất là từ "gió thu rạo rực". Nhưng theo tôi lại nghĩ khác. Đồng ý là đoạn thơ này Thanh Trắc Nguyễn Văn đã viết được những câu thơ lục bát rất điêu luyện, nhuần nhuyễn khiến âm điệu nghe thật nhịp nhàng, ý tứ thật mới lạ, thật bay bổng. Song le “câu thề mà hứng từ sóng nước” lên rồi trao tặng cho “người đẹp” thì tôi e có vẻ ngẫu nhiên và không thật lòng! Nhưng xin cũng đừng trách Thanh Trắc Nguyễn Văn vội. Đó là bản chất của các nhà thơ. Họ luôn thường rất đa tình, đa sầu, đa cảm và cũng rất đa mang!

“Sông Son son sắt nào quên
Giọng hò xứ Quảng cứ chênh vênh sầu”

Đoạn thơ cuối đưa người đọc rời khỏi cảnh hồi tưởng để quay về cảnh đầu lúc chia ly. Sông Son theo tôi biết nước có màu xanh ngọc rất đẹp, nhưng ở đây tác giả muốn nói đến một ý khác: “son sắt”, nhằm để nói lên cái tình của người con gái Quảng Bình thủy chung như nhất. Hình tượng cuối bài thơ được trải dài và thật đẹp:

“Nụ cười em rải sông sâu
Trăm năm tôi vớt
Vẫn màu nhớ nhung…”

Tạm biệt Phong Nha là một bài thơ tình hay. Lời thơ thật trong sáng, thật dễ hiểu nhưng cũng rất trữ tình. Tác giả cố ý dùng nhiều từ lấp láy như: là đà, bồng bềnh, chênh vênh,… hoặc sử dụng tu từ điệp từ như: Động Tiên tiên ở trên trời (hai từ “tiên” liền nhau), Sông Son son sắt nào quên (hai từ “son” liền nhau) khiến các câu thơ trở nên giàu âm điệu và giàu hình ảnh một cách rất đặc sắc


Huỳnh Ngọc

------------------------------------------------------------------

Tạm biệt Phong Nha

Quảng Bình có động Phong Nha
Nửa đêm trăng xuống là đà trên sông
Người đi nổi nhớ chìm mong
Câu thơ gởi lại mãi bồng bềnh trôi.

Động Tiên tiên ở trên trời
Tôi theo níu vội rối bời sợi tơ
Kìa em Mái Tóc mộng mơ
Chàng Khổng Lồ ngó cứ vờ không quen…

Chén nồng cạn với đêm đen
Gió thu rạo rực cũng len lén về
Phong Nha sóng vỗ tứ bề
Nhanh tay hứng được câu thề tặng em.

Sông Son son sắt nào quên
Giọng hò xứ Quảng cứ chênh vênh sầu
Nụ cười em rải sông sâu
Trăm năm tôi vớt
Vẫn màu nhớ nhung…

(Trang web Quang Binh New tháng 6 năm 2010)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn BT-Ghen2
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Xuân Hà Nội của Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeMon May 30, 2011 12:17 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01



Những gam màu đỏ trong bài thơ Xuân Hà Nội của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Khoảng vào năm 1995 hay năm 1996 gì đó, trong một chuyến ra Bắc, tôi và anh Thanh Trắc Nguyễn Văn tình cờ gặp nhau ở Hà Nội. Tôi mừng lắm rủ anh cùng đi ăn bún chả, rồi uống cà phê ở một quán cóc bên đường gần chợ Đồng Xuân. Thanh Trắc Nguyễn Văn cho tôi biết anh đến Hà Nội lần này là lần thứ hai. Lúc đó tôi hỏi anh có bài thơ nào viết về Hà Nội chưa? Anh liền đọc cho tôi nghe một bài thơ mới sáng tác có tên là Xuân Hà Nội (sau này bài thơ của anh đã được đăng trên tờ nguyệt san tuổi học trò Phượng Hồng). Bài thơ gồm bốn khổ, mỗi khổ có bốn câu thơ, như một bức tranh có rất nhiểu gam màu đỏ. Tôi rất thú vị về bài thơ này nên đã chép nó vào sổ tay và giữ cho đến tận giờ.

1. Màu đỏ thứ nhất: Màu đỏ của sông Hồng.

Mở đầu bài thơ là khổ thơ đầu với bốn câu thơ nghe thật da diết:

Xuân đã về chưa Hà Nội ơi?
Ta về lồng lộng gió lưng trời
Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy
Nửa dường nhung nhớ, nửa xa xôi.

Màu đỏ đầu tiên của thủ đô Hà Nội mà ai cũng biết đó là màu đỏ của sông Hồng. Nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đưa vào bài thơ một màu đỏ rất lạ:

Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy

khiến tôi cứ băn khoăn mãi. Màu “đỏ như ngày ấy” là màu đỏ gì? Chắc có lẽ là màu đỏ của sông Hồng ngày anh rời xa Hà Nội lần trước chăng? Dù thế nào đi nữa câu thơ cuối vẫn rất gợi cảm. “Nửa dường nhung nhớ” là tình cảm thân thương của quê hương, của quê cha đất tổ, của “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” (Thơ Huỳnh Văn Nghệ). “Nửa xa xôi” là những khoảng cách vẫn còn tồn tại, vẫn còn lạ lẫm khi người “lữ khách” Thanh Trắc Nguyễn Văn chỉ mới đến Hà Nội lần thứ hai!


2. Màu đỏ thứ hai: Màu đỏ trên đôi má giai nhân đất Hà Thành.

Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây
Mây pha màu khói, khói pha mây
Mùa xuân thấp thoáng như cô gái
Nắng hồng bẽn lẽn, má hây hây.

Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nhất của đất kinh đô Thăng Long. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã viết về Hồ Tây với những câu thơ rất đẹp nhưng cũng rất mờ ảo:

Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây
Mây pha màu khói, khói pha mây.

Mặc dù cảnh đẹp thật đấy nhưng cũng vẫn chưa phải là mùa xuân. Và mùa xuân thật sự chỉ “thấp thoáng” đến, khi có sự xuất hiện của một cô gái má đỏ hây hây, bẽn lẽn bên Hồ Tây. Thơ tả cảnh, thơ viết về mùa xuân nhưng chủ đạo vẫn là viết về người! Người đẹp và cảnh đẹp luôn luôn có tương quan với nhau để hỗ trợ cho nhau. Đó cũng là đặc điểm thường thấy trong các bài thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn.


3. Màu đỏ thứ ba, thứ tư, thứ năm: Màu đỏ rực trên áo các thiếu nữ Hà Nội, màu đỏ sáng tươi của các lớp mái ngói mới, và màu đỏ trữ tình của nắng hoàng hôn trên đất thủ đô.

Ta theo tìm em giữa phố xa
Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa
Bao màu ngói đỏ tươi son mới
Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà.

Khổ thơ tiếp theo nói về việc Thanh Trắc Nguyễn Văn bị cô gái xinh đẹp (cũng là mùa xuân Hà Nội) “mê hoặc” đến nỗi phải chạy theo tìm nàng khi nàng đã rời xa Hồ Tây và có lẽ đang đi về hướng Hồ Gươm, trung tâm của thành phố… Và cũng thật bất ngờ, nhờ đi theo nàng mà anh đã phát hiện thêm những cái đẹp khác vô cùng đa dạng và cũng vô cùng rực rỡ: cái đẹp về những cô gái thanh xuân xinh xắn, mơn mởn (Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa); cái đẹp về sự thay da đổi thịt từng giờ từng ngày của thành phố thủ đô đang trong thời kỳ từng bước đi lên (Bao màu ngói đỏ tươi son mới). Từ “bao” của anh đã nói lên số lượng rất nhiều của những cái đẹp mà anh đã gặp nhưng không thể đếm sao cho xuể được! Nếu tinh ý môt chút người đọc sẽ nhận thấy một lần nữa họ đã gặp lại màu đỏ chủ đạo đã có từ đầu bài thơ. Nhưng những màu đỏ này không còn “xa xôi”, không còn “bẽn lẽn” nữa mà nó đã đỏ rực lên tạo thành một bức tranh xuân hồng hào hơn, tươi tắn hơn, đậm đặc hơn. Cuối khổ thơ cũng là một màu đỏ khác, màu đỏ của hoàng hôn (Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà). Tuy cũng là màu đỏ nhưng màu đỏ này đã góp phần làm dịu lại bức tranh có quá nhiều gam màu đỏ, có quá nhiều gam màu nóng tập trung ở khổ thơ thứ ba! Người đọc có thể đưa tầm mắt nhìn xa hơn, nhìn cao hơn một chút để thấy được cái màu đỏ hoàng hôn của Hà Nội vừa trữ tình vừa không kém phần lãng mạng của thiên nhiên…


4. Màu đỏ thứ sáu: Màu đỏ hoa đào truyền thống của xuân đất Bắc.

Là đã bên nhau rồi đó em
Mùa xuân Hà Nội buốt hơi kem
Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió
Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm.

Khổ thơ cuối cùng dĩ nhiên cũng là khổ thơ kết thúc bài thơ. Nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn sẽ kết thúc bài thơ như thế nào? Khi còn đi học tôi nhớ thầy tôi thường nói bản lĩnh của các nhà thơ thường thể hiện ở sự kết thúc của bài thơ. Cũng chính vì thế nên tôi rất tò mò muốn biết Thanh Trắc Nguyễn Văn sẽ xoay xở ra sao cho những dòng thơ cuối cùng của anh?

Câu thơ đầu Thanh Trắc Nguyễn Văn đã cho ta thấy sự hòa nhập của anh vào mùa xuân Hà Nội đã là một (Là đã bên nhau rồi đó em). Khá tinh tế nhưng có một điều khiến tôi không hài lòng là Thanh Trắc Nguyễn Văn lại dám gọi mùa xuân là “em”! Bỏ qua những cái khó chịu ấy, tôi rất tâm đắc là anh đã đưa vào bài thơ màu đỏ cuối cùng là màu đỏ của hoa đào, màu hoa truyền thống của mùa xuân đất Bắc. Màu hoa mà vị vua anh hùng Quang Trung đã dùng làm thiệp mừng báo tin thắng trận từ thành Thăng Long về tận Phú Xuân cho người vợ yêu là công chúa Ngọc Hân. Cái màu đỏ cuối cùng trong bài thơ thật nhẹ nhàng, thật thanh thoát mà cũng thật sống động:

Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió

Hoa đào không những nghiêng nụ e ấp mà còn “lung linh” nữa. Trong cái tĩnh của bức tranh còn có cái động của thơ!

Tất cả những màu đỏ nói trên đã tạo nên cái màu đỏ rất riêng của Hà Nội khi mỗi độ xuân về. Cái câu kết của khổ thơ, của cả bài thơ cũng rất đặc trưng cho xuân Hà Nội mà xuân Sài Gòn hoàn toàn không có được:

Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm

Đọc đến câu thơ này, là con dân của Sài Gòn, của xử sở của nắng nóng, tự nhiên tôi lại thấy thèm được đi dưới những cơn mưa xuân lất phất lành lạnh của Hà Nội vào những ngày đầu năm cùng bạn bè rủ nhau đi hái lộc!

(Trang web văn học Hội Nhà Văn Việt Nam tháng 2 năm 2011)


Hùng Thanh

------------------------------------------------------------------

Xuân Hà Nội

Xuân đã về chưa Hà Nội ơi?
Ta về lồng lộng gió lưng trời
Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy
Nửa dường nhung nhớ, nửa xa xôi.

Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây
Mây pha màu khói, khói pha mây
Mùa xuân thấp thoáng như cô gái
Nắng hồng bẽn lẽn, má hây hây.

Ta theo tìm em giữa phố xa
Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa
Bao màu ngói đỏ tươi son mới
Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà.

Là đã bên nhau rồi đó em
Mùa xuân Hà Nội buốt hơi kem
Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió
Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm.

(Tập thơ Hoa Sứ Trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn IGF1IBRESO_hoadao
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết về tập thơ Quà Tặng Mùa Đông   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeTue Jun 07, 2011 1:11 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Đọc tập thơ “Quà tặng mùa đông” của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Nhờ một chút duyên rất tình cờ, tôi được nhà thơ nữ Thái Thanh Nguyên trao bản thảo tập thơ “Quà tặng mùa đông” của một tác giả chưa quen, nói chính xác là chỉ gặp vài lần trên báo và một số tuyển tập thơ của nhiều tác giả – đó là Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Thật ra trong sáng tạo nghệ thuật – những trường hợp “văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình” như vậy không phải là hiếm hoi. Bởi vì dù sao, khi ta đọc tác phẩm của một ai đó thì cũng có nghĩa là ta đã được diện kiến với người viết thông qua diện mạo đứa con tinh thần của tác giả. Bây giờ, xin được trở lại với tập thơ “Quà tặng mùa đông” của Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Với khoảng 60 bài thơ đa phần là ngắn, tác giả đã đề cập đến nhiều cung bậc khác nhau của đời sống tình cảm, đời sống xã hội – vốn dĩ không bao giờ đơn giản. Những “hỷ, nộ, ái, ố…” tưởng đâu đã quá quen thuộc đến độ phải nhàm chán giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, bỗng trở nên mới mẻ trước cái nhìn thấu cảm của đôi mắt thi nhân:

Gặp nhau không nói được lời
Đành nâng chén rượu giữa trời mưa bay
Chén em rót mãi chẳng say
Chén ta chưa hứng đã đầy hoàng hôn
(Uống rượu với người yêu cũ)

Nhớ thương buộc lại thả chờ
Mười năm bão táp vẫn dờ dật bay…
(Nuối tiếc)

Dường như tác giả tỏ ra khá chắc tay ở các thể thơ truyền thống mà lục bát là một ví dụ rõ nét. Ở những bài thơ tự do trong tập, thỉnh thoảng người đọc cũng nhặt ra được nhiều câu thơ đầy cảm xúc và tâm trạng, chẳng hạn như:

Đất chưa hoá vàng đã từng giờ rỉ máu
Bao nhân nghĩa cuộc đời theo nước lã trôi sông
(Cơn sốt đất)

Nửa đêm thức giấc đầu vai cụng
Mộng mị cạn dần lệ rót vẫn chưa vơi
(Rượu tha hương)

Ảnh ảo là ta hay ta ảnh ảo
Soi nửa đời người sao chỉ thấy nửa đời gương
(Soi gương)

Một số ít bài còn lại trong tập, nhất là những bài thơ dài thường rơi vào tình trạng chung: dàn trải và lặp lại. “Phóng sự đêm Sài Gòn” là ví dụ điển hình cho nhược điểm này.

Dẫu sao, đây cũng chỉ là những cảm nhận ban đầu, mang đậm dấu ấn chủ quan, xin được giãi bày đôi điều cùng tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn – một người làm thơ tôi chưa được quen nhưng cũng không đến nỗi hoàn toàn xa lạ.

Phan Thiết, mùa hạ 2007
(Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007)


Đỗ Quang Vinh
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết về tập thơ Quà Tặng Mùa Đông   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeThu Jun 16, 2011 12:58 am

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn QuaTangMuaDong1


Thay lời kết

… Em về đeo thánh giá
Dắt ta kẻ tội đồ
Sáng danh là Thiên Chúa
Tội danh là… làm thơ!
Bờ vai em tròn nhỏ
Đưa ta đến dại khờ!…

Vậy đó! Thơ văn bao giờ cũng là cái nghiệp; và đã cái nghiệp thì dẫu làm nghề gì, ở đâu, giàu có hay nghèo khổ cũng không thể bỏ được thơ.

“Tội danh là… làm thơ”, xem ra cách tự trào này cũng không phải là không có lý bởi chính nhà thơ không ít đã gây ra hoặc rơi vào khoảnh khắc ngẩn ngơ trước cái đẹp, cái buồn vô cớ, vu vơ… Riêng với Thanh Trắc Nguyễn Văn hẳn còn đi xa hơn những cảm xúc đó vì anh vật vã, vì anh trăn trở nên thơ anh chất chứa nỗi niềm:

Người ta xúm xít làm thơ
Tôi về gác bút ngồi mơ làm người
Làm người biết khóc, biết cười
Biết yêu thật khó gấp mười làm thơ.
(Làm người)

“Quà tặng mùa đông” là tập thơ thứ tư của anh, chưa kể anh đã góp mặt gần hai chục tập thơ có giá trị đã ra mắt bạn đọc.

Chỉ qua tập thơ “Quà tặng mùa đông” cũng dễ nhận ra, Thanh Trắc Nguyễn Văn đến với thơ không chỉ vì yêu thơ mà cái “nghiệp thơ” đã buộc chặt vào anh không hề lơi lỏng và có lẽ thế nên đọc thơ anh, ta sẽ gặp ít nhiều đồng cảm.

(Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007)


Trần Duy Lý
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Hoa quỳnh nở của Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeThu Jun 16, 2011 1:04 am

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Giai nhân và hoa quỳnh

Hoa quỳnh chỉ nở vào lúc giữa đêm, nhưng đã nửa đêm rồi hoa vẫn không nở. Hoa không dám nở vì thấy hình như vẫn còn thiếu một cái gì đó. Cái thiếu mà hoa quỳnh mơ hồ cảm nhận được chính là một bông hoa xinh đẹp biết nói khác cũng có tên là Quỳnh! Tên của người trùng với tên hoa! Giai nhân Quỳnh chưa về thì hoa quỳnh, tuy có hương sắc nhưng vẫn không sánh bằng, làm sao dám tùy tiện nở một mình! Hoa đành phải chờ, phải đợi thôi!

Và đúng như vậy, khi cô gái xinh đẹp tên là Quỳnh về đến nơi thì những ý chính của bài thơ mới bắt đầu hé mở. Nàng Quỳnh xuất hiện lấp lánh hào quang khiến ta cứ ngỡ nàng như một tiên nga:

“Em về lấp lánh sương mai"

Người ta thường nói người đẹp sẽ đẹp lên rất nhiều mỗi khi nàng cười. Đôi môi của nàng Quỳnh vừa nở một nụ cười (cũng là lúc sắc đẹp của nàng lên đến cực đỉnh) thì cũng là vào thời điểm hoa quỳnh hé nở. Như vậy có đến hai đóa hoa quỳnh! Tựa bài thơ tuy nói hoa quỳnh nở, nhưng thật sự muốn nói đến một nhan sắc khác còn đẹp, còn quí hơn hoa quỳnh đó là một giai nhân tên Quỳnh... Bút lực của tác giả rất tài hoa, khi ẩn khi hiện. Dùng bút vẽ mây, nhưng thật sự là vẽ trăng!

Theo tôi nghĩ bài thơ này chắc chắn tác giả đã viết tặng cho một cô gái rất xinh đẹp có tên là Quỳnh mà anh đã từng gặp gỡ ở ngoài đời.

(Trang web văn học Đất Đứng tháng 8 năm 2010)


Trần Thị Hảo

------------------------------------------------------------------

Hoa quỳnh nở

Giữa đêm chỉ thoảng hương thơm
Cánh quỳnh vẫn khép như còn đợi ai
Em về lấp lánh sương mai
Môi cười, hoa nở ngát hai đóa quỳnh!

(Tuyển tập thơ Tứ Tuyệt Tình Thi – NXB Đà Nẵng 2005)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn BT-Ghen3

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Valgt1x05btexq6ojlzk
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Giới thiệu tập thơ Giọt Lệ Trăng   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSat Jun 18, 2011 8:31 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Thanh Trắc Nguyễn Văn và nỗi đau của những bi kịch

Thế là tập thơ thứ năm của Thanh Trắc Nguyễn Văn đã ra đời (Giọt lệ trăng – NXB Văn Nghệ 2010). Đọc tập thơ mới này người đọc sẽ gặp được rất nhiều những cái mới. Cái mới thứ nhất là ngoài những bài thơ còn có bốn bài bình thơ rất sắc sảo của Huỳnh Ngọc, Lê Bá Duy và Lê Bích Ly. Ấn tượng nhất đối với tôi chính là bài bình bài thơ Nửa đời của nhà thơ Lê Bá Duy, bài bình bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê của tác giả Lê Bích Ly. Lời bình của Lê Bá Duy mềm mại nhưng là “mềm” của loại “lạt mềm buộc chặt”. Còn lời bình của Lê Bích Ly thì ngược lại, sắc cạnh đến lạ lùng cứ như một lưỡi dao phẫu thuật, mổ xẻ tâm lý con người đến mức độ thật tinh tế.

Cái mới thứ hai là đọc xuyên suốt 48 bài thơ trong tập thơ Giọt lệ trăng chúng ta dễ dàng bắt gặp những nỗi đau mà chúng ta vẫn thường nghe trên báo đài, nhưng do quá vô tình, quá bận rộn chúng ta chỉ loáng thoáng nghe qua rồi “quên” mất.

Có nỗi đau rất đời thường. Người chồng rất thương yêu vợ. Anh ta sẵn sàng leo tường vào nhà người khác hái trộm hoa tặng vợ, sẵn sàng bơi theo dòng nước lũ liều mình cứu vợ. Nhưng anh ta lại có một cái tật là chỉ thích “biểu hiện bằng hành động” chứ không thích nói! Bi kịch là đến cuối cuộc đời cái chết của bà lão thật vô cùng đau đớn:

Phút lâm chung
Bà lão hỏi chồng:
- Ông có yêu tôi không?
Ông lão gục đầu
Khóc
Bà lão chết
Mắt vẫn không nhắm...
(Ngụ ngôn tình yêu)

Có nỗi đau là một lời cảnh báo cho xã hội. Những người nông dân bán đất để đổi đời đã phải trả môt cái giá rất đắc. Cả gia đình của của họ từ ông, cha đến mẹ đều mắc một chứng trầm cảm rất nặng nề: “… ngơ ngác ậm ừ/ Nhìn nhà máy cứ từ từ mọc lên”. Cái đau đớn của những người nông dân bán đất đã được Thanh Trắc Nguyễn Văn miêu tả rất ngắn gọn nhưng cũng thật chính xác:

Làng tôi giờ đã hết quê
Quán bia với quán cà phê chen đầy
Ngả nghiêng kẻ tỉnh người say
Ôm nhau gục nhớ đường cày ngày xưa.
(Làng tôi đất bán sạch rồi)

Nhưng đỉnh điểm của bi kịch không chỉ dừng lại ở đó. Nó mở rộng ra một tương lai toàn cảnh không mấy sáng sủa:

Bàng hoàng nắng quái chiều hôm
Làng giờ hoá phố cọng rơm chẳng còn…
(Làng tôi đất bán sạch rồi)

Làng mới hóa phố thôi mà một cọng rơm cũng tìm không ra. Hỏi sau này sẽ còn có ai chịu trồng trọt để sản xuất lúa gạo cho đất nước nữa?

Có nỗi đau là nỗi đau của những nàng Kiều ở đầu thế kỷ 21. Do nhà nghèo, gia đình gặp quá nhiều khó khăn về sinh kế, một cô gái xinh đẹp phải nhắm mắt lấy chồng Đài Loan. Không may nơi xứ người cô bị bán vào động quỷ. Để phản kháng số phận cô quyết định tự ải (thắt cổ). Cái chết đầy bi kịch của cô đã được câu thơ nâng một lên tầm cao mới:

Hỡi tú bà, lũ ma cô ác độc
Tao đi đây vứt xác dưới bùn lầy
Hồn gái Việt sẽ xuôi về đất Việt
Sen dẫu gãy lìa vẫn ngát hương bay...
(Tự ải)

Cũng có nỗi đau là sự đổ vỡ của một gia đình lúc đầu đầy hạnh phúc. Bài thơ “Ngôi nhà màu trắng hoa lê” cứ như là một cuốn phim, một câu chuyện cổ tích mang đầy tính nhân văn hiện đại. Người chồng do thất bại trong công việc làm ăn nên cố tìm lối thoát bằng cách nhờ Chúa Quỷ giúp đỡ. Và bi kịch bắt đầu khi người chồng do “dám uống rượu” với Chúa Quỷ nên đã tự lột xác từ người dần dần hóa thành quỷ:

Đêm đêm
Ngồi cùng Chúa Quỷ…
Nhặt kim cương
Đếm vàng thỏi
Nuốt rượu ma
Tán chuyện quỷ
Ma quỷ chưa hóa người
Người đã thành ma quỷ
Cũng ti tiện
Cũng nhỏ nhen
Cũng hận ghen
Cũng ích kỷ...
Quỷ có gương mặt người
Hay người có trái tim quỷ?
(Ngôi nhà màu trắng hoa lê)

Đỉnh điểm cuối cùng của bi kịch là người chồng đã nhẫn tâm hành hạ người vợ anh ta vô cùng yêu quí đến ngất đi. Và cũng chính anh ta tự tay châm lửa đốt luôn ngôi nhà hạnh phúc của mình, ngôi nhà mà chính anh ta đã tốn bao công lao tự tay gầy dựng nên.

Thơ phải gắn liền với hiện thực cuộc sống. Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn cũng vậy, bài thơ “Thơ viết ở bờ sông Thị Vãi” của anh gắn liền với nỗi đau của một con sông đã bị bức tử ở tỉnh Đồng Nai. Bằng những câu thơ tả thực, Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vẽ nên một bức tranh đau xót khiến người đọc phải ít nhiều suy nghĩ:

Dòng sông bây giờ thăm thẳm một màu đêm
Đâu những cánh diều giấy nhấp nhô trời quá khứ?
Mặt nước sông hằn lên nét cười quỉ dữ
Bao xác cá phơi đầy trên xác cỏ bầm đen…

Thương những con thuyền rách nát hom hem
Lăn giọt nước mắt xuống dòng sông hôi thối
(Thơ viết ở bờ sông Thị Vãi)

Bi kịch ở cuối bài thơ có phải là do chúng ta còn quá hời hợt không dám chịu cùng nhau đấu tranh cho một lẽ phải, cùng nhau chống lại những tiêu cực vẫn còn tồn tại khá nhiều trong xã hội:

Quê mình nghèo sao bóng tối cứ vây quanh?
Bát cơm của mẹ cũng đơm đầy hạt sạn
Bão lại thổi
Xổ tung những chùm mây tóc xám
Hạt mưa lạnh cuối chiều
Hay giọt lệ của trăng?
(Thơ viết ở bờ sông Thị Vãi)

Điểm xuyết vào những bi kịch trong tập thơ Giọt lệ trăng là những bài thơ tình cùng những câu thơ tình rất đẹp, rất lãng mạng:

Nụ cười em rải sông sâu
Trăm năm tôi vớt
Vẫn màu nhớ nhung …
(Tạm biệt Phong Nha)

Ly cà phê đắng quá
May, có ánh mắt em ngọt lành!

Nơi tình yêu đã bỏ đi: tất cả hoa hồng đều hóa đá
Khi tình yêu trở lại: tất cả đá lại hóa hoa hồng!

Chuyện tình dưới cây ngọc lan
Trang nhật ký ngàn năm còn thơm mãi …

Yêu mà khinh khi: tình yêu của quỉ
Không yêu mà vẫn được nhớ: hạnh phúc của thiên thần!
(Thơ tình hai câu)

Van em đừng qua cổng
Tóc mềm đừng thả hương
Ta va vào vấp ngã
Ngàn năm sẽ nhớ thương!

Van em đừng qua cổng
Đung đưa một tiếng cười
Ta sợ chòng chành đắm
Bởi cánh môi hồng tươi!

Van em đừng qua cổng
Hát vu vơ nhạc buồn
Ta dại khờ đâu biết
Nước mắt tròn hay vuông?
(Van em đừng qua cổng)

Em đi thả tím nụ cười
Câu thơ tôi thả tím trời hoàng hôn!
(Áo dài em tím hoa cà)

Có những bài thơ tình tuy là dành cho những người có thu nhập thấp nhưng vẫn thấm đẫm tính nhân văn của một trái tim chung thủy (Tình anh xe ôm, Tình khờ, Tình hẹn).

Trong những bài thơ tình trong tập thơ tôi thích nhất là bài Biệt khúc và bài Liêu trai. Thơ tuy nói về người vô hình nhưng rất thật. Tuy thật mà ảo, tuy ảo mà thật:

Lênh đênh địa ngục thiên đường
Em đi thả lại sợi hương giọt tình
Giơ tay níu cõi vô hình
Tay ta bỗng nắm tay mình
Tìm em...
(Liêu trai)

Nhìn chung tập thơ Giọt lệ trăng là một bước tiến đáng kể trên con đường đi tìm nghệ thuật thơ ca của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Cái khuyết điểm của tập thơ là trong đó vẫn còn ít nhiều bài thơ buồn, một vài câu thơ vẫn còn cũ chưa mới.

(Trang web văn học Văn Thơ Việt tháng 8.2010)


Kim Như
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Quà tặng đêm mưa của Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeTue Sep 27, 2011 1:22 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Quà tặng đêm mưa – một bài thơ thông minh và thi vị

Tập thơ Giọt lệ trăng của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn có rất nhiều bài thơ hay. Một trong những bài thơ tôi thích nhất chính là bài thơ tứ tuyệt lục bát Quà tặng đêm mưa của anh.

Câu chuyện xảy ra vào lúc nửa đêm:

"Nửa đêm dạo biển Vũng Tàu
Hẹn em hái hết trăng sao làm quà”

Một đôi tình nhân dạo biển đêm là chuyện thường xảy ra, nhất là dạo biển Vũng Tàu, một trong những nơi có biển đẹp nhất của Việt Nam. Ban ngày biển có cái đẹp của biển ban ngày. Ban đêm biển cũng có cái đẹp của biển ban đêm. Bản thân tôi cũng rất thích dạo biển ban đêm. Khi đó không còn phải nghe tiếng ồn ào của xe cộ, tiếng động tạp nham của con người gây ra nữa. Thủy chung chỉ còn lại tiếng sóng vỗ rì rào, tiếng gió thoảng lao xao trong đêm… Nói chung biển lúc đó thật tĩnh lặng và cũng thật lãng mạng.

Cái làm tôi rất bất ngờ là lời hứa của chàng trai. Anh ta đã hứa một điều mà không một ai dám hứa: "Hẹn em hái hết trăng sao làm quà”. Thật là liều lĩnh vì không một ai có thể "hái trăng sao” để làm quà cho người yêu được! Một lời hứa "không đụng hàng” nhưng cũng thật phi lý. Tôi cảm thấy thật lo lắng cho chàng trai.

Nếu cô gái là một người khó tính. Có thể vì lời hứa không thực hiện được này mà tình yêu của họ sẽ tan vỡ chăng? Đừng bao giờ đùa giỡn với tình yêu! Chàng trai này có lẽ do quá tự tin nên đã vô tình vấp phải sai phạm đó!

Nếu cô gái là một người dễ tính. Câu chuyện sẽ dễ dàng được trôi qua, nhưng trong ánh mắt cô gái uy tín của chàng trai sẽ ít nhiều bị giảm sút. Tình yêu không còn là sự kính trọng nữa mà là có sự coi thường nhau. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tan vỡ những mối tình khi sau này họ không còn nồng thắm nữa.

Tôi đọc tiếp và vô cùng hốt hoảng khi thấy cô gái cười: "Em cười… ”. Đúng là dữ nhiều lành ít. Tai họa sắp xảy ra chăng? Nhưng những câu thơ tiếp theo đã xoay chuyển được tình thế, chuyển bại thành thắng:

"… Đêm bỗng tan ra
Trăng sao vỡ xuống thế là mưa rơi!”

Lời hứa đã được thực hiện! Mưa rơi xuống, đó chính là trăng sao vỡ ra. Chàng trai chỉ cần xòe bàn tay ra hứng lấy nước mưa và tặng cho người yêu. Bài thơ tuy chỉ có bốn câu nhưng rất đầy kịch tính! Hóa ra chàng trai trong bài thơ khá lém lĩnh. Thấy sắp có mưa nên anh ta mới nghĩ ra một quà tặng thật độc đáo nhưng cũng không một ai ngờ được.

Bài thơ Quà tặng đêm mưa là một bài thơ tình thông minh và cũng không kém phần thi vị.

(Trang web văn học lucbat.com tháng 11 năm 2010)


Kim Như

------------------------------------------------------------------

Quà tặng đêm mưa

Nửa đêm dạo biển Vũng Tàu
Hẹn em hái hết trăng sao làm quà
Em cười… Đêm bỗng tan ra
Trăng sao vỡ xuống thế là mưa rơi!


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 20101013playfulkiss2
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê của Thanh Trắc Nguyễn Văn    Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeTue Dec 06, 2011 2:46 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Ngôi nhà màu trắng hoa lê - Đáp áp sai của bài toán đi tìm hạnh phúc

Khi phân tích bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê, nhiều người đã có những khám phá rất hay. Đó là sự đối lập giữa màu trắng tinh khiết của tình yêu và đêm đen bóng tối của quỹ dữ. Bài thơ là một cuốn phim, là một câu truyện liêu trai đã đạt đến trình độ rất tinh tế, chứng tỏ tác giả bài thơ là một người rất có “nghề”.

Ở đây em chỉ nói thêm một khía cạnh nhân văn khác mà nhiều người chưa chú ý đến. Đó là tác hại của “rượu” và cũng chính là chủ đề chính của bài thơ. Có lẽ do tác giả bài thơ đã “ém” quá kỹ và khôn khéo đánh lạc hướng mọi người, nên đôi mắt sắc sảo của nhiều nhà phê bình đã bỏ qua chi tiết này. Và có lẽ cũng vì em là phụ nữ, là một người vợ nên nhạy cảm hơn rất nhiều để dễ dàng phát hiện ra cái chi tiết đắt giá này chăng?

Đầu bài thơ ta thấy nhân vật tôi xây dựng Ngôi nhà màu trắng hoa lê là để tặng cho vợ, tặng cho người mình yêu:

“Tôi xây trên đỉnh đồi
Tặng Nàng
Ngôi nhà màu trắng hoa lê”

Đó là ngôi nhà của hạnh phúc, của tình yêu. Người vợ trong bài thơ cũng thật đẹp, thật thánh thiện. Nàng đẹp không lộng lẫy nhưng dịu dàng, cái đẹp dịu dàng của một loài hoa trinh bạch có hương có sắc :

“Và có Nàng
Ngày ngày khăn choàng cổ trắng
Áo dài lụa bạch
Ngan ngát hương lê. ”

Nhưng hạnh phúc, tình yêu lại bắt đầu lung lay khi nhân vật tôi gặp những thất bại lớn về làm ăn, về tiền bạc:

“Rồi những tháng ngày dài dông bão
Thừa nước mắt
Thiếu bạc tiền…
Hạnh phúc bao lần chực chờ bay ra khỏi cửa”

Câu thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn có lẽ được viết theo một câu tục ngữ Đức “Khi sự thiếu thốn đi vào từ cửa sổ thì tình yêu sẽ bay ra cửa chính” rất tinh tế. Người ta thường nói tiền bạc không là cái gì cả,nhưng đó là khi ta nói về tiền của người khác (!). Còn nếu ta không có tiền bạc để chi dụng thì quả thật là nan giải!

Trong hoàn cảnh khốn khó đó bỗng Chúa Quỷ xuất hiện. Hắn “cho tiền tài” cái mà nhân vật tôi đang rất cần. Hắn còn “cho danh vọng” là cái mà người vợ nào cũng muốn người chồng mình có để hãnh diện với mọi người, hãnh diện với các bạn gái cùng lứa tuổi khác.Và độc chiêu của Chúa Quỷ là còn “khuyến mãi” cho nhân vật tôi thêm “sinh lực”. Em xin lỗi anh Thanh Trắc Nguyễn Văn trước nhé, được cho thêm “sinh lực” thì còn gì bằng, người chồng sẽ không cần uống rượu rắn nữa mà vẫn “phục vụ vợ” tốt mỗi đêm... Mồi nhử “quá đã” thế đánh đổi bằng gì? Rất đơn giản chỉ cần “Cùng hắn uống rượu đêm đêm”. Và thật tội nghiệp nhân vật tôi đã bị sa bẫy quá dễ dàng và bi kịch cũng bắt đầu từ đó.

Tác giả đã cho ta thấy sự biến chuyển từ từ của nhân vật tôi từ “người” thành “quỷ” như thế nào, khi nhân vật tôi dám “gồng mình” uống rượu chung với Chúa Quỷ:

“Đêm đêm
Ngồi cùng Chúa Quỷ…
Nhặt kim cương
Đếm vàng thỏi
Nuốt rượu ma
Tán chuyện quỷ”

Từ “nhặt” ở đây rất hay. Nó nói lên sự hèn kém của con người khi phải cúi nhặt một vật, dù đó có là “nhặt kim cương” đi nữa.

“Ma quỷ chưa hóa người
Người đã thành ma quỷ
Cũng ti tiện
Cũng nhỏ nhen
Cũng hận ghen
Cũng ích kỷ...
Quỷ có gương mặt người
Hay người có trái tim quỷ? ”

Cuối cùng và cũng là tột đỉnh của bi kịch bài thơ trên là gì? Đó là lúc nhân vật tôi đang say rượu và sự say rượu này quả thật không bình thường vì có bóng dáng của ma quỷ, của một lũ bạn nhậu không có nhân tính:

“Một đêm…
Cùng lũ ma men
Cuồng điên
Gào thét”

Nhân vật tôi đã đánh và hành hạ người vợ yêu của mình đến ngất đi,điều mà trước kia không hề có! Đã vậy nhân vật tôi còn dám tự tay châm lửa đốt ngôi nhà hạnh phúc mà mình đã từng tốn bao công lao xây dựng ...

Trong rượu có ma, trong bia có quỷ. Theo em đó là chủ đề chính của bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê. Em rất cảm ơn anh Thanh Trắc Nguyễn Văn đã sáng tác bài thơ này. Em đã đưa bài thơ này cho chồng em đọc. Chồng em cũng đồng cảm với em về những gì em đã suy nghĩ. Mong các bạn gái khác cũng hãy làm như em để giữ gìn hạnh phúc cho gia đình của chính mình. Đừng để chồng mình vì bia, vì rượu mà có thể đánh mất tất cả.

(Tập thơ Giọt Lệ Trăng - NXB Văn Nghệ 2010)


Lê Bích Ly

------------------------------------------------------------------

Ngôi nhà màu trắng hoa lê

Tôi xây trên đỉnh đồi
Tặng Nàng
Ngôi nhà màu trắng hoa lê
Có hoa
Có cỏ
Có nắng
Và có Nàng
Ngày ngày khăn choàng cổ trắng
Áo dài lụa bạch
Ngan ngát hương lê.

Rồi những tháng ngày dài dông bão
Có ai ngờ
Thừa nước mắt
Thiếu bạc tiền…
Hạnh phúc bao lần chực chờ bay ra khỏi cửa
Chúa Quỷ
Bỗng đến tìm tôi
Cho tiền tài
Cho danh vọng
Cho sinh lực
Chỉ đánh đổi một điều duy nhất:
Cùng hắn uống rượu đêm đêm...

Đêm đêm
Ngồi cùng Chúa Quỷ…
Nhặt kim cương
Đếm vàng thỏi
Nuốt rượu ma
Tán chuyện quỷ
Ma quỷ chưa hóa người
Người đã thành ma quỷ
Cũng ti tiện
Cũng nhỏ nhen
Cũng hận ghen
Cũng ích kỷ...
Quỷ có gương mặt người
Hay người có trái tim quỷ?

Cuối cùng
Một đêm…
Cùng lũ ma men
Cuồng điên
Gào thét
Tôi đã giận dữ
Đánh ngất Nàng
Và tự tay châm lửa
Thiêu rụi
Ngôi nhà màu trắng hoa lê…


Thanh Trắc Nguyễn Văn




Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Mptcodien11_1216488007
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài cảm xúc khi đọc tập thơ "Giọt lệ trăng" của Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSun Feb 19, 2012 12:53 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Vài cảm xúc khi đọc tập thơ "Giọt lệ trăng" của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Chắc chắn trong này phải có bài Giọt lệ trăng hay nhất, hãy tìm đọc trước. Tôi lật từng trang thơ tìm kiếm. Không có bài thơ này. Tôi giở mục lục ra xem, cũng không có luôn. Chắc là tác giả đã cho thơ khóc trong hết cả tập thơ rồi, nước mắt sẽ chảy nhiều trên các trang giấy đây. Thôi hãy lật xem giọt lệ đầu tiên vậy. Ô hay! không phải lệ, mà là “Xuân Đến” với những câu mở đầu như sau:

Cô giáo Mai áo dài vàng lên lớp
Kìa mùa xuân bỗng đến bất ngờ!
Bài giảng mới nồng nàn hương nắng mới
Vọng tiếng đàn Kiều lấp lánh sáng trong thơ.

Cả một mùa xuân với ánh sáng, sắc màu, hương thơm, thơ Kiều ập xuống đầu tôi, vây bọc quanh tôi. Tôi hít dài với cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng trong tiếng thơ êm ả đó. Một tuần lễ sau cảm giác này vẫn còn theo tôi vì hình ảnh trong thơ là chính hình ảnh tôi đã trải qua khi còn trai trẻ. Tôi đã từng say mê nhìn tà áo cô giáo, đã từng hít hương thơm lựng mỗi lần cô giáo đi qua, đã từng nghe giảng Kiều một cách say mê, mà nay năm câu thơ trên đã làm tôi sống lại cả một thời thi vị nhất trong đời.

Tôi đọc tiếp “Nghe đàn vọng cổ trên sông Hậu”. Không thấy trăng khóc chút nào. Chỉ nghe tiếng đàn dồn dập như tiếng vọng của trống đồng từ thời Hùng Vương cho đến khi Thanh Trắc Nguyễn Văn ngồi trên sông Hậu nghe đàn. Tôi chắc chắn những ai “Chưa nhớ chùm khế ngọt, chưa lớn nổi thành người”thì hãy đọc bài thơ này sẽ vụt lớn ngay, mà có thể lớn như Phù Đổng ngày xưa không chừng. Đọc tiếp Thơ Tình…Ngụ Ngôn…Dị Bản, Làng Tôi…đến “Tạm biệt Phong Nha” thì tôi dừng lại ở đây hơi lâu:

Quảng Bình có động Phong Nha
Nửa đêm trăng xuống là đà trên sông
Người đi nổi nhớ chìm mong
Câu thơ gởi lại mãi bồng bềnh trôi.

Câu mở đầu bài thơ giống như một câu ca dao, vậy mà bốn câu sau đã biến thành thơ trử tình ngay, tác giả thật có tài vẩy bút.

Đến đây thi sĩ mới nói đến trăng, nhưng không phải trăng khóc mà là trăng nổi trên mặt nước. Tôi xin cam đoan ai đến Phong Nha sẽ không bao giờ thấy trăng là đà trên sông cả, bởi vì khi trăng lặn sẽ gác trên đỉnh núi hoặc trên làng quê, rồi sẽ từ từ khuất sau núi hoặc sau lũy tre làng. Với con mắt của một thi nhân thì Thanh Trắc Nguyễn Văn cũng giống như Lý Bạch thuở xưa, thấy bóng trăng mà tưởng rằng trăng thật, ấy là chuyện lãng mạn đang yêu của người thơ vậy.

“Người đi nỗi nhớ chìm mong”

Nhà thơ ngồi trên con thuyền giữa đêm thanh tịnh êm ả không có gió to sóng lớn thì dẫu thuyền có đi cũng trôi nhẹ nhàng không nổi lên chìm xuống được. Nếu thuyền mà nổi lên chìm xuống thì thơ cũng bí rị luôn, có đâu được bài “Tạm biệt Phong Nha” hay như thế. Cái chìm cái nổi ở đây cũng là trăng. Bởi con thuyền khuấy nước, nước xao động làm bóng trăng cũng bập bềnh theo nước vậy. Và ai nhớ ai mong đây? Hoặc thi sĩ ban cho Phong Nha một linh hồn để nhớ để mong, hoặc thi sĩ đã chưa đi mà nhớ chưa rời mà mong, cả hai đều là ý niệm làm cho người và cảnh quyện vào nhau thắm thiết.

Thú vị làm sao, thi nhân ngồi uống rượu và mơ màng bên người đẹp, ảo và thực đều trở thành nguồn thơ cả:

Chén nồng cạn với đêm đen
Gió thu rạo rực cùng len lén về
Phong Nha sóng vỗ tứ bề
Nhanh tay hứng được câu thề tặng em.

Sao có người lại cho rằng thi nhân hứng nước dưới lòng sông. Ngồi trên thuyền thì chỉ múc nước dưới lòng sông chứ làm sao hứng được. Đã nói là hứng thì phải đón lấy cái từ trên cao rơi xuống. Vả lại câu thơ mà hứng từ dưới nước thì nó chẳng đẹp đẽ thi vị chút nào, em sẽ chẳng nhận đâu. Thanh Trắc Nguyễn Văn ngồi giữa cảnh gió thu rạo rực, sóng vỗ tư bề, phong cảnh đêm đã về khuya thơ mộng trữ tình ấy bàng bạc giữa đất trời, và nhà thơ đã hứng cái thanh khí ấy thành câu ân tình để chàng thề thốt với em. Chắc chắn cô gái sẽ vui sướng nhận lấy câu thề vì nó là tinh hoa của đất trời Phong Nha vậy.

“Ngôi nhà màu trắng hoa lê” tuyệt đẹp, đầy đủ hương vi, màu sắc như một cảnh tiên:

Tôi xây trên đỉnh đồi
Tặng Nàng
Ngôi nhà màu trắng hoa lê
Có hoa
Có cỏ
Có nắng
Và có nàng
Ngày ngày khăn choàng cổ trắng
Áo dài lụa bạch
Ngan ngát hương lê.

Ôi! thi sĩ bán thơ được bao nhiêu tiền mà chơi bạo thế? Chắc chàng chỉ tưởng tượng vẽ ra trong đầu thôi. Chàng vẽ nhà, vẽ hoa, vẽ áo và vẽ cả mùi hương thơm. Chỉ đọc thôi mà thấy rõ hơn rọi chiếu, mà ngưởi được hương thơm ngan ngát thoảng trong phòng. Chẳng biết nhà thơ là thi sĩ hay phù thủy đây? Nhưng mà ông Thanh Trắc Nguyễn Văn ơi, ông ác lắm. Ông đã làm cho tôi khóc, vợ tôi khóc, con gái tôi khóc vì ông đã đang tay đánh đập người đẹp, lại đốt cả ngôi nhà như mộng như mơ kia:

Một đêm
Cùng lũ ma men
Cuồng điên
Gào thét
Tôi đã giận dữ
Đánh ngất nàng
Và tự tay châm lửa
Thiêu rụi
Ngôi nhà màu trắng hoa lê.

Bài thơ này nếu ai đọc, xin hãy đọc đi đọc lại nhiều lần, và chất đau đớn sẽ thấm vào tim, sẽ loang vào máu, rồi sẽ có lúc bật khóc ngon lành.

“Giọt lệ Trăng” không có trăng khóc nhưng còn có trăng biết rót rượu, trăng tắm trên dòng sông đầy chất thơ và đầy chất mộng. Còn nhiều cái để nói trong “Giọt lệ trăng” nhưng thôi, nếu tôi nói nhiều thì bài quá dài chưa chắc Đất Đứng cho đăng. Thật sự Châu Thạch tôi chưa từng quen, chưa từng nghe tiếng, chưa từng đọc thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn, và thú thật ban đầu cũng dị ứng, nhưng nhờ cảm nhận được cái hay của “Giọt lệ trăng” từ trang thơ đầu tiên, đã đem đến cho tôi một cảm tình để bước vào và được dẫn dắt đi ngắm hết bao hoa trái của cả vườn thơ.

Đọc “Giọt lệ Trăng” tôi liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Lúc nhỏ thầy tôi dạy đây là cách miêu tả “ước lệ” của Nguyễn Du rất thần tài, chỉ có hai hình ảnh mà vẽ hết một mùa xuân trọn vẹn. Tôi xin bắt chước cách nói ước lệ này để nói về “Giọt lệ Trăng”:

“Giọt lệ Trăng” vườn thơ xanh ngát
Điểm xuyết nhiều hoa đẹp trên cành .

(Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Đứng tháng 9.2010)


Nhà thơ Châu Thạch

-------------------------------------------------------------------------------------------

Ý kiến của bạn đọc Nguyễn Như Thành:

Bài bình của nhà phê bình Châu Thạch rất hay, tôi chỉ xin nêu 2 ý kiến nhỏ về bài thơ Động Phong Nha vì tôi cũng đã từng ở lại đêm tại Phong Nha.

Nhà phê bình Châu Thạch đã viết: "Tôi xin cam đoan ai đến Phong Nha sẽ không bao giờ thấy trăng là đà trên sông cả, bởi vì khi trăng lặn sẽ gác trên đỉnh núi hoặc trên làng quê, rồi sẽ từ từ khuất sau núi hoặc sau lũy tre làng".

Theo tôi nghĩ đây không phải là trăng lặn là đà trên sông, mà là ánh trăng rọi xuống nước nổi là đà trên sóng (nhất là những đêm trăng rằm, mười sáu) khiến cho mặt nước ánh lên ánh trăng màu lam của sông rất đẹp. Với lại tác giả thơ viết "Nửa đêm trăng xuống" chứ không phải trăng "lặn"!

Nhà phê bình Châu Thạch viết: "Sao lại có người cho là thi nhân hứng nước dưới lòng sông?".

Tôi nhớ tôi có nghe một cô thợ chụp hình ở Động Phong Nha kể về truyền thuyết nữ Thủy Thần xinh đẹp của động Phong Nha. Có lẽ nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn viết 2 câu thơ:

"Phong Nha sóng vỗ tứ bề
Nhanh tay hứng được câu thề tặng em"

chính là do truyền thuyết này chăng?

Xin được bổ sung để các bạn đọc tham khảo.



Ý kiến của nhà thơ Kha Tiệm Ly:

Tôi đã đọc nhiều lần GIỌT LỆ TRĂNG. Đó là tập thơ gồm gần 50 bài thơ hàm súc nhiều vấn đề xã hội, tình yêu, nhân sinh quan của tác giả THANH TRẮC NGUYỄN VĂN

Ý tưởng trong mỗi bài thơ đều mới lạ, đột phá. Có bài như là một danh ngôn (CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐỨC PHẬT, trang 48), có bài làm người đọc xót xa về một thực tế của con người (BA CON MẮT, MỘT CÁNH TAY, trang 51), có bài làm người đọc ngỡ ngàng, chua chát (TÌNH ANH XE ÔM, trang 63), ...v.v...

Thời bây giờ có nhiều tập thơ "ra đời", nhưng ít có tập thơ nào khiến cho người đọc nghiền ngẫm như GIỌT LỆ TRĂNG.

Nhà thơ CHÂU THẠCH có lẽ cũng đã nhiều cảm xúc khi đọc tập thơ nầy. Nhưng theo chúng tôi, nhà thơ Châu Thạch khó mà nói hết tình cảm của mình trong một bài hạn hẹp như vậy.

Những lời này của chúng tôi lại càng không thể. Điều chúng tôi chỉ nói lên được là: GIỌT LỆ TRĂNG là một tập thơ hay, đáng trân trọng.



Ý kiến của Thanh Trắc Nguyễn Văn:

Kính gởi nhà thơ Châu Thạch

Bài thơ "Giọt lệ trăng" do có tính thời sự cao nên đến phút cuối phải đổi tên là "Thơ viết ở bờ sông Thị Vãi" để "né" kiểm duyệt!

Đoạn cuối của bài thơ có câu thơ cuối cũng chính là tựa của cả bài thơ, là tựa của cả tập thơ:

Quê mình nghèo sao bóng tối cứ vây quanh?
Bát cơm của mẹ cũng đơm đầy hạt sạn
Bão lại thổi
Xổ tung những chùm mây tóc xám
Hạt mưa lạnh cuối chiều
Hay giọt lệ của trăng ?

Kính thư
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSat Apr 07, 2012 4:21 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Bình bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê

Cách đây không lâu, tôi nhớ có bộ phim về ngôi nhà màu trắng trên ngọn đồi trồng đầy hoa lê kể về chuyện tình đẫm nước mắt của cô gái Dương Lâm và chàng trai Doãn Đồng, nhưng vốn mê xem phim kinh dị hơn, nên đọc đầu đề tôi lại hình dung ngôi nhà sáp (House of wax) đầy máu và lửa, kể về 2 anh em, chủ nhân của ngôi nhà, có niềm đam mê quái gở, giết hoặc bắt sống bất kỳ ai đến quanh đó, rồi tẩm sáp quanh người trưng bày như người sống... Cuối cùng, ngôi nhà cũng bị bốc cháy. Chấm dứt nỗi kinh hoàng.

Mới đọc qua bài thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn, tôi có cảm nghĩ như một câu chuyện phim, một nửa là của ngôi nhà trắng, một nửa là ngôi nhà sáp, nên vừa thoang thoảng chất lãng mạn, vừa dữ dội đầy kịch tính. Tình yêu, hờn ghen, xung đột, tan nát. Bi kịch của một cuộc hôn nhân!

Nếu vậy, thì giống chuyện phim quá, ẩn ý của bài thơ ở đâu?

Đọc từng chữ, từng câu, phải nói đây là một trong những bài thơ khó. Mỗi khi tác giả chọn thể thức câu thơ tự do không theo khổ các dòng có số lượng từ đều đặn, khi thì hai chữ, khi ba chữ, khi lại mười chữ... có lẻ tác giả muốn bật hết ý tưởng, cảm xúc của mình, nên dốc cho dòng thơ tự chảy, lúc nhẹ nhàng, lúc ào ạt, phun trào...

Tác giả mượn hai màu sắc tương phản minh họa thiện và ác trong bài thơ, một là màu trắng của hoa lê, tình yêu thật đẹp và tinh khiết, hai là màu đen của bóng đêm, hiện thân của ma quỷ. Thiện và ác, trắng và đen luôn luôn nằm kề cận bên nhau. Hai đoạn thơ có cung bậc, đối lập, so sánh rất khéo :

Ngôi nhà màu trắng hoa lê
Có hoa
Có cỏ
Có nắng

...

Chúa Quỷ
Bỗng đến tìm tôi
Cho tiền tài
Cho danh vọng
Cho sinh lực

Thiên nhiên đã ban tặng hoa, cỏ, nắng. Sao ta không biết giữ lấy mùi hương của đất trời, tạo nên những vườn xanh bạt ngàn cây trái? Sao ta không biết giữ lấy hơi ấm của tình yêu (Nàng) mà thời gian đã gắn chặt nhau rồi? Đắm đuối với tiền tài, danh vọng, ta cứ lao vào dòng xoáy đỏ đen, tội ác như con thiêu thân. Quên đi hạnh phúc đang ở bên mình. Thường là như vậy, hạnh phúc một bên, ta không thấy, cứ khát vọng một hạnh phúc mơ hồ. Ta đeo đuổi cho đến khi trượt ngã, không tự chủ được nữa, lệ thuộc mọi thứ, khát vọng đã trở thành thèm khát. Lúc này có khác gì con nghiện, điên cuồng, vật vã, giằng xé.

Người đã thành ma quỷ
Cũng ti tiện
Cũng nhỏ nhen
Cũng hận ghen
Cũng ích kỷ..

Bóng đêm đang ập tới, tâm trạng rối bời. Quẳng hết, đốt hết! Nàng là ai? Mặc! Trong bóng đêm làm gì có màu trắng?

Bài thơ như một lời cảnh tỉnh cho bất kỳ ai đang đứng giữa ngã ba đường. Một sự bình tĩnh để chọn lựa con đường đúng. Biết giữ gìn những gì mình đang có, mất đi rồi sẽ không bao giờ có lại lần thứ hai.

Về nghệ thuật, tôi thấy Thanh Trắc Nguyễn Văn đã sử dụng điệp từ (một phương tiện tu từ) rất trữ tình (có hoa, có cỏ, ...), dồn dập (cho tiền tài, cho danh vọng, ...) và dữ dội (cũng ti tiện, cũng nhỏ nhen, ...) làm cho bài thơ thật sống động. Bạn có phong cách thơ riêng của mình đấy! Chúc vui vẻ


Nguyễn Hữu Hiệp

------------------------------------------------------------------

Ngôi nhà màu trắng hoa lê

Tôi xây trên đỉnh đồi
Tặng Nàng
Ngôi nhà màu trắng hoa lê
Có hoa
Có cỏ
Có nắng
Và có Nàng
Ngày ngày khăn choàng cổ trắng
Áo dài lụa bạch
Ngan ngát hương lê.

Rồi những tháng ngày dài dông bão
Có ai ngờ
Thừa nước mắt
Thiếu bạc tiền…
Hạnh phúc bao lần chực chờ bay ra khỏi cửa
Chúa Quỷ
Bỗng đến tìm tôi
Cho tiền tài
Cho danh vọng
Cho sinh lực
Chỉ đánh đổi một điều duy nhất:
Cùng hắn uống rượu đêm đêm...

Đêm đêm
Ngồi cùng Chúa Quỷ…
Nhặt kim cương
Đếm vàng thỏi
Nuốt rượu ma
Tán chuyện quỷ
Ma quỷ chưa hóa người
Người đã thành ma quỷ
Cũng ti tiện
Cũng nhỏ nhen
Cũng hận ghen
Cũng ích kỷ...
Quỷ có gương mặt người
Hay người có trái tim quỷ?

Cuối cùng
Một đêm…
Cùng lũ ma men
Cuồng điên
Gào thét
Tôi đã giận dữ
Đánh ngất Nàng
Và tự tay châm lửa
Thiêu rụi
Ngôi nhà màu trắng hoa lê…


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Naav
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Ghen của Thanh Trắc Nguyễn Văn (3)    Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeSat May 12, 2012 2:31 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Ghen "rất người"

Nhạc sĩ An Thuyên "chặt đội câu thơ, bẻ đôi câu thơ" làm "mái chèo lướt sóng" để về với người yêu; Thanh Trắc Nguyễn Văn "đập nát câu thề" vì người yêu phụ bạc. Hai hoàn cảnh khác nhau, đối lập nhau đã được hai người mô tả thật hay, thật điển hình.

Khác với cái "Ghen" có phần thái quá của Nguyễn Bính, Thanh Trắc Nguyễn Văn có cái "Ghen" day dứt, dai dẳng, tưởng như không thể dứt ra được . Một câu thơ giận người yêu "đập nát câu thề" đến nỗi "nắng hồng rơi vỡ, mưa dầm dề tuôn" thiết nghĩ không thể hay hơn được nữa.

Nỗi nhớ nhung, đau đớn được đẩy lên cao đến mức dày vò tâm can "Gió tan tác nhớ, sóng cuồn cuộn đau". Người trong cuộc tuy ghen đến mức "bỏng lửa ghen hờn" nhưng vẫn còn yêu, vẫn còn nặng tình lắm. Nỗi buồn đau day dứt đó tác giả đã dồn tâm huyết vào thơ.....

Cảm ơn tác giả bài thơ đã ghi lại trung thực những rung động sâu kín của tâm hồn mình. Chắc rằng rất nhiều người trong chúng ta đều có chung một tâm trạng như tác giả khi người yêu đi lấy chồng. Cuộc đời sẽ thật là đơn điệu, buồn tẻ nếu như không có những nỗi đau, nỗi "hờn ghen" rất "người" như vậy...


Trần Văn Sỹ


------------------------------------------------------------------

Ghen

Giận em đập nát câu thề
Nắng hồng rơi vỡ dầm dề mưa tuôn
Bão dông giăng kín mây buồn
Gió tan tác nhớ, sóng cuồn cuộn đau...

Bây giờ người ấy trầu cau
Dửng dưng qua bến sông sâu, xuống đò
Lơ ngơ tôi đứng trên bờ
Lời thương hóa đá... Hết chờ, hết mong!

Lội đò tiễn sáo sang sông
Câu thơ xưa thả bềnh bồng hoàng hôn
Vung tay bỏng lửa ghen hờn
Dở dang giờ nhặt cô đơn bốn mùa...

(Tuyển tập thơ Thơ Nhà Giáo Tp.HCM - NXB Trẻ 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn BT-Ghen2
Về Đầu Trang Go down
thanhtracnguyenvan

thanhtracnguyenvan


Tổng số bài gửi : 717
Join date : 31/03/2011

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Bình bài thơ Xuân Hà Nội của Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitimeMon May 28, 2012 4:18 pm

Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn 01




Những gam màu đỏ trong bài thơ Xuân Hà Nội của Thanh Trắc Nguyễn Văn


Khoảng vào năm 1995 hay năm 1996 gì đó, trong một chuyến ra Bắc, tôi và anh Thanh Trắc Nguyễn Văn tình cờ gặp nhau ở Hà Nội. Tôi mừng lắm rủ anh cùng đi ăn bún chả, rồi uống cà phê ở một quán cóc bên đường gần chợ Đồng Xuân. Thanh Trắc Nguyễn Văn cho tôi biết anh đến Hà Nội lần này là lần thứ hai. Lúc đó tôi hỏi anh có bài thơ nào viết về Hà Nội chưa? Anh liền đọc cho tôi nghe một bài thơ mới sáng tác có tên là Xuân Hà Nội (sau này bài thơ của anh đã được đăng trên tờ nguyệt san tuổi học trò Phượng Hồng). Bài thơ gồm bốn khổ, mỗi khổ có bốn câu thơ, như một bức tranh có rất nhiểu gam màu đỏ. Tôi rất thú vị về bài thơ này nên đã chép nó vào sổ tay và giữ cho đến tận giờ.

1. Màu đỏ thứ nhất: Màu đỏ của sông Hồng.

Mở đầu bài thơ là khổ thơ đầu với bốn câu thơ nghe thật da diết:

Xuân đã về chưa Hà Nội ơi?
Ta về lồng lộng gió lưng trời
Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy
Nửa dường nhung nhớ, nửa xa xôi.

Màu đỏ đầu tiên của thủ đô Hà Nội mà ai cũng biết đó là màu đỏ của sông Hồng. Nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đưa vào bài thơ một màu đỏ rất lạ:

Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy

khiến tôi cứ băn khoăn mãi. Màu “đỏ như ngày ấy” là màu đỏ gì? Chắc có lẽ là màu đỏ của sông Hồng ngày anh rời xa Hà Nội lần trước chăng? Dù thế nào đi nữa câu thơ cuối vẫn rất gợi cảm. “Nửa dường nhung nhớ” là tình cảm thân thương của quê hương, của quê cha đất tổ, của “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” (Thơ Huỳnh Văn Nghệ). “Nửa xa xôi” là những khoảng cách vẫn còn tồn tại, vẫn còn lạ lẫm khi người “lữ khách” Thanh Trắc Nguyễn Văn chỉ mới đến Hà Nội lần thứ hai!


2. Màu đỏ thứ hai: Màu đỏ trên đôi má giai nhân đất Hà Thành.

Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây
Mây pha màu khói, khói pha mây
Mùa xuân thấp thoáng như cô gái
Nắng hồng bẽn lẽn, má hây hây.

Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nhất của đất kinh đô Thăng Long. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã viết về Hồ Tây với những câu thơ rất đẹp nhưng cũng rất mờ ảo:


Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây

Mây pha màu khói, khói pha mây.

Mặc dù cảnh đẹp thật đấy nhưng cũng vẫn chưa phải là mùa xuân. Và mùa xuân thật sự chỉ “thấp thoáng” đến, khi có sự xuất hiện của một cô gái má đỏ hây hây, bẽn lẽn bên Hồ Tây. Thơ tả cảnh, thơ viết về mùa xuân nhưng chủ đạo vẫn là viết về người! Người đẹp và cảnh đẹp luôn luôn có tương quan với nhau để hỗ trợ cho nhau. Đó cũng là đặc điểm thường thấy trong các bài thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn.


3. Màu đỏ thứ ba, thứ tư, thứ năm: Màu đỏ rực trên áo các thiếu nữ Hà Nội, màu đỏ sáng tươi của các lớp mái ngói mới, và màu đỏ trữ tình của nắng hoàng hôn trên đất thủ đô.

Ta theo tìm em giữa phố xa
Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa
Bao màu ngói đỏ tươi son mới
Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà.

Khổ thơ tiếp theo nói về việc Thanh Trắc Nguyễn Văn bị cô gái xinh đẹp (cũng là mùa xuân Hà Nội) “mê hoặc” đến nỗi phải chạy theo tìm nàng khi nàng đã rời xa Hồ Tây và có lẽ đang đi về hướng Hồ Gươm, trung tâm của thành phố… Và cũng thật bất ngờ, nhờ đi theo nàng mà anh đã phát hiện thêm những cái đẹp khác vô cùng đa dạng và cũng vô cùng rực rỡ: cái đẹp về những cô gái thanh xuân xinh xắn, mơn mởn (Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa); cái đẹp về sự thay da đổi thịt từng giờ từng ngày của thành phố thủ đô đang trong thời kỳ từng bước đi lên (Bao màu ngói đỏ tươi son mới). Từ “bao” của anh đã nói lên số lượng rất nhiều của những cái đẹp mà anh đã gặp nhưng không thể đếm sao cho xuể được! Nếu tinh ý môt chút người đọc sẽ nhận thấy một lần nữa họ đã gặp lại màu đỏ chủ đạo đã có từ đầu bài thơ. Nhưng những màu đỏ này không còn “xa xôi”, không còn “bẽn lẽn” nữa mà nó đã đỏ rực lên tạo thành một bức tranh xuân hồng hào hơn, tươi tắn hơn, đậm đặc hơn. Cuối khổ thơ cũng là một màu đỏ khác, màu đỏ của hoàng hôn (Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà). Tuy cũng là màu đỏ nhưng màu đỏ này đã góp phần làm dịu lại bức tranh có quá nhiều gam màu đỏ, có quá nhiều gam màu nóng tập trung ở khổ thơ thứ ba! Người đọc có thể đưa tầm mắt nhìn xa hơn, nhìn cao hơn một chút để thấy được cái màu đỏ hoàng hôn của Hà Nội vừa trữ tình vừa không kém phần lãng mạng của thiên nhiên…


4. Màu đỏ thứ sáu: Màu đỏ hoa đào truyền thống của xuân đất Bắc.

Là đã bên nhau rồi đó em
Mùa xuân Hà Nội buốt hơi kem
Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió
Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm.

Khổ thơ cuối cùng dĩ nhiên cũng là khổ thơ kết thúc bài thơ. Nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn sẽ kết thúc bài thơ như thế nào? Khi còn đi học tôi nhớ thầy tôi thường nói bản lĩnh của các nhà thơ thường thể hiện ở sự kết thúc của bài thơ. Cũng chính vì thế nên tôi rất tò mò muốn biết Thanh Trắc Nguyễn Văn sẽ xoay xở ra sao cho những dòng thơ cuối cùng của anh?


Câu thơ đầu Thanh Trắc Nguyễn Văn đã cho ta thấy sự hòa nhập của anh vào mùa xuân Hà Nội đã là một (Là đã bên nhau rồi đó em). Khá tinh tế nhưng có một điều khiến tôi không hài lòng là Thanh Trắc Nguyễn Văn lại dám gọi mùa xuân là “em”! Bỏ qua những cái khó chịu ấy, tôi rất tâm đắc là anh đã đưa vào bài thơ màu đỏ cuối cùng là màu đỏ của hoa đào, màu hoa truyền thống của mùa xuân đất Bắc. Màu hoa mà vị vua anh hùng Quang Trung đã dùng làm thiệp mừng báo tin thắng trận từ thành Thăng Long về tận Phú Xuân cho người vợ yêu là công chúa Ngọc Hân. Cái màu đỏ cuối cùng trong bài thơ thật nhẹ nhàng, thật thanh thoát mà cũng thật sống động:


Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió


Hoa đào không những nghiêng nụ e ấp mà còn “lung linh” nữa. Trong cái tĩnh của bức tranh còn có cái động của thơ!


Tất cả những màu đỏ nói trên đã tạo nên cái màu đỏ rất riêng của Hà Nội khi mỗi độ xuân về. Cái câu kết của khổ thơ, của cả bài thơ cũng rất đặc trưng cho xuân Hà Nội mà xuân Sài Gòn hoàn toàn không có được:


Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm


Đọc đến câu thơ này, là con dân của Sài Gòn, của xử sở của nắng nóng, tự nhiên tôi lại thấy thèm được đi dưới những cơn mưa xuân lất phất lành lạnh của Hà Nội vào những ngày đầu năm cùng bạn bè rủ nhau đi hái lộc!


(Trang web văn học Hội Nhà Văn Việt Nam tháng 2 năm 2011)


Hùng Thanh

------------------------------------------------------------------

Xuân Hà Nội

Xuân đã về chưa Hà Nội ơi?
Ta về lồng lộng gió lưng trời
Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy
Nửa dường nhung nhớ, nửa xa xôi.

Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây

Mây pha màu khói, khói pha mây
Mùa xuân thấp thoáng như cô gái
Nắng hồng bẽn lẽn, má hây hây.

Ta theo tìm em giữa phố xa

Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa
Bao màu ngói đỏ tươi son mới
Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà.

Là đã bên nhau rồi đó em

Mùa xuân Hà Nội buốt hơi kem
Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió
Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm.

(Tập thơ Hoa Sứ Trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn




Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn IGF1IBRESO_hoadao
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn   Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Bình thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THI ĐÀN HOA TIÊN :: VĂN HỌC :: Thơ sáng tác :: Trang Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn-
Chuyển đến